Kết quả tìm kiếm cho "Hơn 1.900ha"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 55
Hơn 80% diện tích đất nông nghiệp (297.000ha), 65% dân số là lao động nông thôn, ngành nông nghiệp An Giang phát huy tốt vai trò bệ đỡ của nền kinh tế.
An Giang đang tập trung triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao). Với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp, các sở, ngành tỉnh và địa phương, quá trình triển khai đề án đã có những bước tiến tích cực.
Để đảm bảo tổ chức sản xuất thắng lợi vụ thu đông 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ động triển khai các giải pháp. Đồng thời, phối hợp các ngành, địa phương kịp thời khuyến cáo, hướng dẫn nông dân chủ động ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi và tăng cường liên kết, áp dụng cơ giới hóa cùng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và giá bán sản phẩm.
Búng Bình Thiên còn được gọi là “hồ nước trời” tọa lạc phía Bắc huyện An Phú. Đó là hồ nước ngọt được thiên nhiên ưu ái ban tặng khung cảnh nên thơ, với nhiều loài thủy sản phong phú. Hồ nước trong xanh này, nhiều năm qua, luôn thu hút du khách đến khám phá vẻ đẹp yên bình của vùng sông nước miền Tây.
Với việc chuyển đổi sang mô hình "xanh hóa," các khu công nghiệp sinh thái sẽ mang đến một tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai nơi sự thịnh vượng kinh tế song hành với tính bền vững môi trường.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp An Giang tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến liên kết, tiêu thụ cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, ngành quan tâm tăng cường mối liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để sản xuất ổn định, tăng giá trị nông sản và đảm bảo đầu ra ổn định cho cây ăn trái.
Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây ngắn ngày khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng, liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm cây ăn trái.
Năm 2023, lĩnh vực trồng trọt đạt nhiều kết quả nổi bật, nhất là thắng lợi ấn tượng của ngành hàng lúa gạo, đóng góp lớn vào tăng trưởng nông nghiệp nói riêng, tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói chung. Năm 2024, dự báo thời cơ lúa gạo vẫn lớn; thị trường cho trái cây, rau màu rộng mở, tạo đà cho ngành trồng trọt tăng tốc.
Trước tình hình giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, giá lúa tươi ở ĐBSCL cũng liên tục xác lập kỷ lục mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với nông dân, hợp tác xã (HTX) xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu cho đơn hàng năm 2024. Diện tích liên kết tăng mạnh là xu thế tất yếu, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững hơn.
Những tháng cuối năm 2023, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ tiếp tục nâng chất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, đồng thời chuẩn bị điều kiện cần thiết để phấn đấu cho năm mới 2024 với nhiều nhiệm vụ mang tính đột phá.
Với diện tích xoài rộng lớn (12.633ha), chỉ cần giảm được 10% tỷ lệ thất thoát, nhà vườn ở An Giang có thể tăng thêm thu nhập hơn 60 tỷ đồng/năm. Không những thế, kỹ thuật trồng xoài mới còn tiết kiệm được lượng nước, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với vùng đất, nâng chất lượng và giá trị trái xoài.